Bài học lớn cho nhà lãnh đạo khởi nghiệp

Phàm là những người chỉ biết dựa vào người khác thì đến chết cũng chẳng biết vì sao lại chết. Phải luôn làm cho tâm lực mình trở nên mạnh mẽ là một trong những bài học lớn mà người khởi nghiệp cần ghi tâm khắc cốt nếu muốn đưa doanh nghiệp tới thành công.

Thêm chú thích

1. Chỉ có thể dựa vào chính mình
Phàm là những người chỉ biết dựa vào người khác thì đến chết cũng chẳng biết vì sao lại chết. Dựa vào chính mình không có nghĩa là không cần cổ đông, tập thể, doanh nghiệp, nhà đầu tư đối tác. Điều nhà khởi nghiệp cần nhớ là bất kể bạn trao quyền cho cấp dưới, cầu cứu cấp trên, hay tìm kiếm sự hỗ trợ xung quanh thì mọi kết quả do bạn chịu trách nhiệm.

Người khởi nghiệp cần dựa vào chính mình để vượt qua 3 ngọn núi cao:


- Tìm phương hướng: Trước khi bước chân vào thị trường, bạn cần phải điều chỉnh phương hướng, chẳng ai quy hoạch được việc kinh doanh trong tương lai ngay trước khi bắt đầu khởi nghiệp cả. Thị trường biến đổi theo thời gian, phương hướng của đối thủ cạnh tranh biến đổi theo thời gian.

- Săn người: Trong bất cứ giai đoạn nào của doanh nghiệp thì con người cũng là nhân tố quan trọng. Những người tin vào con đường khởi nghiệp, chấp nhận những khổ cực của quá trình khởi nghiệp, mạo hiểm khởi nghiệp lại càng hiếm. Hãy dành thời gian để lựa chọn những nhân tài cấp cao cho doanh nghiệp của bạn.

- Kiếm tiền: Hãy là người kết nối và huy động vốn cho doanh nghiệp của bạn.

2. Lãnh đạo phải có khả năng dự báo

Người lãnh đạo cần có khả năng dự báo, thấy chỗ mà người khác chưa thấy, nghĩ đến điều mà người khác chưa nghĩ đến, sáng chế ra sản phẩm mà người khác chưa tạo ra. Khả năng dự báo rất quan trọng.
Chỉ có dự báo được tương lai mới có thể làm được những việc đúng đắn. Dự báo càng sớm, càng rõ ràng, bạn càng có thể làm được những việc chính xác. Người mà không lo xa tất yếu sẽ có họa gần kề.
Dốc hết khả năng để dự báo tương lai là trách nhiệm chính của người cầm quân, cũng là tiền đề của thành công. Điều quan trọng ở người cầm quân không phải là cúi đầu kéo xe mà phải ngửa mặt nhìn đường, nếu không doanh nghiệp chẳng thể đi xa được.

3. Người có tâm lực mạnh sẽ thắng

Quá trình khởi nghiệp kéo dài, thách thức lớn nhất là tinh thần của người khởi nghiệp. Chỉ những người có sức mạnh tinh thần bền bỉ mới có khả năng thành công. Người khởi nghiệp phải luôn làm cho tâm lực mình trở nên mạnh mẽ.

Người có tâm lực mạnh mẽ không bao giờ nói thất bại, không bao giờ dễ dàng bỏ cuộc, có ý chí kiên cường không chịu khuất phục. Họ luôn tạo mục tiêu cho mình, nỗ lực hướng đến mục tiêu, gặp khó khăn không bỏ cuộc, thời cơ chưa tới thì chờ đợi thời cơ, không có cơ hội thì tạo ra cơ hội.

4. Dám mạo hiểm

Trên thế giới chẳng có thành công nào là bẳng phẳng, bình lặng. Không dám phá vỡ lệ thường, hành động máy móc thì với tư cách là kẻ đến sau, bạn sẽ chẳng bao giờ có cơ hội.

Thành công nhắm vào ai có tinh thần dám mạo hiểm. Cơ hội trên đời chia làm 2, một là chúng ta nhìn thấy việc người khác chưa nhìn thấy, sau đó chúng ta làm và thành công; một là người khác bỏ qua và chúng ta làm. Cơ hội chỉ có thể do chính bạn tạo ra, khi người khác còn chưa nhìn rõ hoặc xem thường mà bạn dám lao vào làm, đó chính là cơ hội để thành công, cho dù là thất bại nhưng chưa mất mạng thì hãy mạnh dạn thử tiếp nếu có dịp.

5. Tin vào trực giác

Có 2 cách ra quyết sách, một là căn cứ vào trực giác, một là căn cứ vào suy luận lý tính. Khi cần thiết đưa ra những quyết định không phù hợp với trực giác của bản thân cần cẩn trọng, đây là khi dễ xảy ra vấn đề nhất. Đừng nên dễ dàng phủ định trực giác của mình. Cần tránh việc quay lưng với trực giác của bản thân để nghe theo ý kiến của người khác, dù người đó nói đã suy nghĩ rất sâu sắc, đưa ra rất nhiều tư liệu và chứng cứ để chứng minh.

Kiến nghị của người khác, nhất là kiến nghị cụ thể, phải cẩn trọng khi nghe. Không nên bảo thủ nhưng cũng phải tin vào những gì mình hiểu và làm. Lời khuyên của nhiều người đôi khi lại trở nên tệ hại.

6. Khởi nghiệp cũng phải dựa vào tập thể

Khởi nghiệp là công trình mang tính hệ thống phức tạp, dù là làm sản phẩm hay làm dịch vụ, đều cần có nhân tài từng phương diện cùng nỗ lực, một người không thể làm được. Người có năng lực giỏi đến đâu cũng cần có một tập thể đồng cam cộng khổ, hợp tác mật thiết để cùng thực hiện sứ mệnh.

7. Cán bộ phải do chính mình bồi dưỡng

Nhà sáng lập và người lãnh đạo giỏi ngoài xây dựng nên công ty, xác định phương hướng nghiệp vụ ra, quan trọng nhất là bồi dưỡng nên đội ngũ cán bộ chủ chốt, đặt ra những dấu ấn sâu đậm cho sự phát triển lâu dài của công ty. Nền tảng của điều này chính là bồi dưỡng con người, bồi dưỡng lòng trung thành, đoàn kết thống nhất, có thể bách chiến bách thắng.

Việc bồi dưỡng cán bộ là vấn đề cấp chiến lược của doanh nghiệp. Nhà sáng lập phải đích thân đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng nhân tài của doanh nghiệp, phải chú trọng đề bạt nhân tài từ nội bộ công ty, ngay từ đầu phải đích thân xây dựng nên hệ thống bồi dưỡng cán bộ của mình.

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn